Bầu ăn bánh tráng trộn được không? Có thai ăn bánh tráng cuốn

Bánh tráng trộn là một món ăn vặt rất hấp dẫn đối với tất cả mọi người dù là già trẻ, lớn bé hay trai gái. Chính vì vậy mà các mẹ bầu cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, chắc hẳn rằng ai cũng biết bánh tráng trộn là một món ăn không mấy có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là bà bầu. Vậy thì bà bầu có ăn bánh tráng trộn được không?

1. Bà bầu ăn bánh tráng trộn có được không?

Trong một bịch bánh tráng trộn bao gồm bánh tráng, khô mực, khô bò, con ruốc, xoài, tắc, rau răm, đậu phộng,…. Trong đó có 1 thành phần mà phụ nữ mang thai cần đặc biệt hạn chế ăn đó chính là rau răm. Bởi rau răm là loại thực phẩm dễ gây băng huyết, thiếu máu và dẫn đến sảy thai. Nếu mẹ bầu ăn nhiều rau răm sẽ rất nguy hiểm.

Ở những thành phần còn lại, đa số là những loại thực phẩm chế biến sẵn, được sấy khô và bảo quản trong thời gian dài. Những nguyên liệu này tiềm ẩn rất nhiều nấm mốc, vi khuẩn nếu không được bảo quản đúng cách. Chưa kể những nơi bán bánh tráng trộn đều được bày tại các góc tư, mặt đường bụi bặm khiến cho bánh tráng trộn bị nhiễm khuẩn.

Hơn thế nữa, một thành phần vô cùng đặc biệt và quan trọng của bánh tráng trộn là sa tế ớt hoặc dầu màu lại là một loại thực phẩm rất khó để tiêu hóa, chúng dễ tích tụ thành chất béo cũng như vị cay của ớt gây nóng trong. Chính vì những nguyên nhân trên, mẹ bầu không nên ăn bánh tráng trộn khi mang thai. Đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu tiên khi cơ thể vẫn chưa được ổn định.

Trên thực tế, bà bầu vẫn có thể ăn bánh tráng trộn được. Nhưng việc ăn này cần hạn chế cũng như cần hết sức lưu ý khi ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

bầu ăn bánh tráng trộn được không
Bà bầu ăn nhiều rau răm sẽ rất nguy hiểm

2. Bà bầu ăn bánh tráng trộn như thế nào để tốt?

Nếu bạn đang mang thai và rất thèm hương vị của món ăn vặt này thì vẫn có cách. Bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và chọn mua bánh tráng trộn ở những hàng quán đảm bảo chất lượng, có nguyên liệu với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Quan trọng nữa là cách làm của hàng quán đó cũng cần được đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh. Bên cạnh đó, khi mua bánh tráng trộn bên ngoài, bạn cần dặn người bán không cho rau răm vào bánh cũng như hạn chế tối đa lượng dầu mỡ, ớt cho vào.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mình học cách trộn bánh tráng trộn tại nhà với những nguyên liệu có sẵn, dễ tìm và bạn chắc chắn với chất lượng của các nguyên vật liệu. Thực ra cách làm món bánh tráng trộn rất đơn giản, điều khó khăn duy nhất đó chính là món bánh tráng trộn muốn ngon phải có đầy đủ nguyên liệu.

bầu ăn bánh tráng trộn được không
Bà bầu ăn bánh tráng trộn như thế nào là tốt?

3. Có thai ăn bánh tráng trộn bao nhiêu là tốt?

Dù là phụ nữ mang thai hay người bình thường thì cũng không nên ăn bánh tráng trộn quá nhiều 1 lúc và không ăn với một tần suất quá thường xuyên. Số lần tốt nhất vẫn nên nằm ở mức từ 2-3 lần/tuần đối với người bình thường và 1 lần/tuần đối với bà bầu.

4. Có bầu ăn bánh tráng cuốn được không?

Cũng tương tự như món bánh tráng trộn, nguyên liệu của món bánh tráng cuốn chỉ khác một chút là không bao gồm sa tế ớt. Thay vào đó, món bánh tráng cuốn lại có nước sốt me hoặc nước sốt mực cùng với mayonaise. Các loại nước sốt này cũng không rõ nguồn gốc từ đâu hay do chính người bán tự sáng chế ra. Nhưng nhìn chung, chúng vẫn không có bất kì một chứng nhận đảm bảo đủ an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Nếu mẹ bầu muốn ăn bánh tráng cuốn, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi ăn nhé.

bầu ăn bánh tráng trộn được không
Bầu ăn bánh tráng cuốn được không?

Bài viết đã chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về thắc mắc bầu ăn bánh táng trộn được không. Làm mẹ là một điều rất thiêng liêng và cao cả, hãy cố gắng dành những gì tốt nhất cho con bằng cách tập thói quen ăn uống đảm bảo lành mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *